Bảo tồn các rạn san hô của Hồng Kông với gạch đất sét được in 3D

 

Biển Ca-ri-bê thu hút nhiều sự chú ý với những rạn san hô đa dạng và đầy màu sắc, nhưng vùng biển của Hồng Kông có 84 loài san hô, thậm chí nhiều hơn cả vùng biển Caribê. Và cũng giống như các rạn san hô ở Caribe, những rạn san hô sống ở các bờ biển của Hồng Kông cũng đang phải đối mặt với những tác động tàn khốc của biến đổi khí hậu. Trong nỗ lực giúp san hô tồn tại đủ lâu để thích nghi với vùng nước ấm lên, các nhà sinh vật học biển tại Đại học Hồng Kông đang làm gạch đất nung in 3D để san hô phát triển.

Khi chính phủ cảnh báo về việc các rạn san hô bị tẩy trắng và chết tại công viên biển Hoi Ha Wan, họ đã giao nhiệm vụ cho các nhà nghiên cứu địa phương tìm ra một giải pháp bền vững. David Baker - phó giáo sư tại Trường Khoa học Sinh học của HKU, là một trong những nhà nghiên cứu đó và ông đã chuyển sang in 3D để giải quyết vấn đề này.

Baker cho biết: “In 3D cho phép chúng tôi tùy chỉnh gạch hoặc giải pháp cho bất kỳ loại môi trường nào và tôi nghĩ đó là tiềm năng thực sự mà công nghệ này mang lại”. Việc tùy chỉnh đặc biệt quan trọng ở đây vì bên cạnh những khác biệt về môi trường, các nhà nghiên cứu không biết hình dạng và kết cấu nào là lý tưởng nhất cho từng loài san hô, vì vậy việc in nhiều loại gạch khác nhau để họ dễ dàng kiểm tra xem loại nào phù hợp nhất.

Việc in gạch bằng đất sét làm tăng thêm tính bền vững của dự án bởi vì nếu một đàn san hô bị hỏng trên gạch, gạch sẽ bị ăn mòn tự nhiên mà không làm thay đổi tính chất hóa học của nước, không giống như các phương pháp xây dựng môi trường sống cho san hô khác như cố ý đánh chìm tàu. Thêm vào đó, đất sét có khả năng tái tạo cực kỳ tốt. Christian Lange, phó giáo sư tại Khoa Kiến trúc của HKU cho biết: “Đất sét về cơ bản là đất, vì vậy bạn có thể tìm thấy đất ở khắp mọi nơi trên trái đất”.

Theo Vriko Yu - một nghiên cứu sinh về Sinh thái học và Đa dạng sinh học tại HKU, khoảng 400 mảnh san hô đã được gắn vào những viên gạch lục giác và được đặt trên một khu vực rộng 40 mét vuông dưới đáy biển ở công viên biển Hoi Ha Wan, và cho đến nay chúng đang hoạt động khá tốt. Yu nói: “Lần đầu tiên chúng tôi đặt gạch xuống, có một vài con cá xung quanh. Nhưng sau khi trở về, chúng có rất nhiều sinh vật biển, bao gồm cả mực nang bảo vệ trứng trong ngôi nhà mới của chúng. Cô ước tính rằng tỷ lệ thành công của việc ghép gạch là gần 90%, nói thêm rằng “san hô hiện nay trên gạch chắc chắn sống sót tốt hơn so với cách cấy ghép truyền thống”.

Hy vọng rằng những tấm gạch in sẽ giúp cho nhóm nghiên cứu xác định loài nào có khả năng chống chịu tốt nhất với biến đổi khí hậu để chúng có thể được sử dụng để phục hồi các khu vực khác đang xảy ra sự chết dần của san hô vì những tác động tàn khốc của biến đổi khí hậu và môi trường hiện nay.

tin tức khác